Cách đây 10 năm thuật ngữ digital marketing rất xa lạ đối với nhiều người, nhiều doanh nghiệp. Bởi vì mạng xã hội lúc đó là một thứ xa xỉ với người dùng. Nhưng 10 năm sau, khi công nghệ thay đổi, mạng xã hội lên ngôi…thuật ngữ này hình như đã trở nên quen thuộc với nhiều người.
Tuy nhiên biết đến digital marketing là một chuyện, còn hiểu sâu về vấn đề này là chuyện khác. Vậy theo các bạn digital marketing là gì, có bao nhiêu hình thức khi làm digital marketing, và có bao nhiêu công cụ phục vụ vấn đề này.
Để hiểu thêm chúng tôi mời bạn xem bài viết này nhé.
1.Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hiểu là tiếp thị kỹ thuật số, là khái niệm chung bao gồm: SEO, Facebook Ads, Youtube Ads, Google Ads…Mục đích của Digital Marketing ra đời giúp rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và doanh nghiệp thông qua những kênh này.
2. Vai trò của Digital Marketing trong công ty là gì
Trước đây khi công nghệ trực tuyến chưa phát triển, hầu hết nhiều doanh nghiệp đều chọn hình thức marketing offline.
Nhưng khi công nghệ bắt đầu thịnh hành, mạng xã hội phát triển, email cũng phát triển…người dùng có xu hướng liên lạc online nhiều hơn là offline..Do đó nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm quen với hình thức Digital Marketing.
Digital Marketing rất quan trọng với doanh nghiệp,nó giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng lan tỏa đến người dùng nhanh hơn.
Với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể kiểm soát dòng tiền của mình đổ vào mỗi kênh. Không những thế, doanh nghiệp có thể tự mình tính ra tỷ lệ ROI cho mỗi kênh trong Digital Marketing mà mình đầu tư.
=>> Tóm lại, để cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác, mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và nắm bắt được Digital Marketing
3. Lợi ích của Digital Marketing
Nó sẽ giúp dễ dàng tạo nhận thức và tương tác hơn cả trước và sau khi bán hàng
Nó sẽ giúp bạn chuyển đổi những người mua hàng mới thành những người gắn bó với bạn hơn (và thường xuyên hơn)
Nó sẽ rút ngắn hành trình của người mua bằng cách đưa ra các ưu đãi phù hợp vào đúng thời điểm
4. Những hình thức của Digital Marketing
4.1 Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO)
Đây là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, do đó tăng lượng lưu lượng truy cập tự nhiên từ Google.
SEO Onpage
Loại SEO này tập trung vào tất cả nội dung tồn tại trên trang web của bạn. Bao gồm những việc cần làm như: tối ưu internal link, nghiên cứu từ khóa, tối ưu thẻ mô tả….
SEO Offpage
Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra ngoài trang web. Hay nói đúng hơn đó là hoạt động làm entity seo, xây dựng backlink, viết bài PR trên các báo lớn… để hỗ trợ cho SEO Offpage…
Audit SEO
Loại SEO này diễn ra khi 2 hoạt động SEO Onpage và Offpage diễn ra. Mục đích chính đó là thay đổi lại những phần còn thiếu hoặc thừa…để phù hợp với những tiêu chí mà google đề ra. Để lên top cao hơn với những từ khóa cần SEO
4.2 Content marketing
4.2.1 Bài đăng trên blog:
Viết và xuất bản các bài viết trên blog của công ty giúp bạn chứng minh kiến thức chuyên môn trong ngành của mình và tạo ra lưu lượng tìm kiếm tự nhiên cho doanh nghiệp.
Điều này mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng hơn.
4.2.2 Ebooks
Ebooks hay còn gọi là sách điện tử, là ebook chứa đựng những bí kỹ về những thủ thuật, kinh nghiệm của bạn. Bạn viết vào những ebook này, rồi gửi đến bạn đọc..nhằm tăng độ uy tín thương hiệu, cá nhân..giúp chuyển đổi người truy cập web thành những khách hàng tiềm năng lớn cho dianh nghiệp của mình.
Xem thêm: https://vfftech.vn/blog-seo/content-marketing-la-gi/
4.3 Social marketing
Phương pháp này quảng bá thương hiệu và nội dung doanh nghiệp trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng trong tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:
Facebook.
Twitter.
LinkedIn.
Instagram.
Snapchat.
Pinterest.
4.4 PPC
Google ads là phương pháp thu hút lưu lượng truy cập đến trang web, bằng cách quảng cáo trả tiền. Một trong những hình thức phổ biến nhất của PPC là Google Ads, nó cho phép bạn đứng top 1, 2, 3….nếu bạn chấp nhận trả cho Google một khoản chi phí nhất định.
Hình thức này không bắt buộc bạn phải thành thạo SEO, điều cần làm đó là chọn trang địch cần sử dụng PPC.
Một số hình thức PPC đó là:
4.4.1 Facebook marketing
Facebook là mỏ vàng để doanh nghiệp khai thác khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp chấp nhận chi ra khoản tiền khổng lồ chỉ để đầu tư vào Facebook marketing. Đơn giản là vì tại Việt Nam, có hàng triệu người sử dụng facebook.
Thậm chí có những dịch vụ chưa nhận diện trên Google, nhưng chỉ cần tập trung Facebook marketing thôi cũng đủ đem lại khách hàng. Những hình thức Facebook marketing bao gồm: quảng cáo bằng bài viết, quảng cáo bằng video hoặc quảng cáo bằng tin nhắn.
4.4.2 Google Ads
Google Ads giúp từ khóa dịch vụ của doanh nghiệp lên top một cách nhanh chóng, mà không mất nhiều thời gian như SEO. Tuy nhiên vấn đề khó khăn của Google Ads chính là chi phí rất lớn.
Ví dụ doanh nghiệp bạn có hàng nghìn sản phẩm, bạn không thể quảng cáo hết hàng nghìn sản phẩm đó được. Vì chi phí quá lớn.
Tuy nhiên, với những người dử dụng quảng cáo Google Ads lâu năm, người ta sẽ có chiến thuật quảng cáo để tối ưu chi phí, mà gia tăng đơn hàng.
4.5 Email marketing
Các công ty sử dụng email marketing như một cách giao tiếp với người dùng. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện.. cũng như hướng mọi người truy cập đến trang web của doanh nghiệp. Các loại email bạn có thể gửi trong một chiến dịch tiếp thị qua email bao gồm:
Chào mừng khách hàng mới
Thông báo đến người dùng khi có sả phẩm mới
Có chương trình khuyến mãi đối với sản phẩm mới
………….
Xem thêm: https://vfftech.vn/blog-seo/email-marketing-la-gi/
4.6 Inbound Marketing
Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp tiếp thị trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn trong hành trình của người mua.
Có thể nói năm 2006 Inbound Marketing đã trở thành phương pháp rất hiệu quả cho những ai có xu hướng kinh doanh online. Inbound Marketing đề cao đến vấn đề khách hàng tiềm năng từ các mạng xã hội, blog hoặc các công cụ tìm kiếm.
5. Người làm Digital Marketing sẽ làm gì?
Muốn trở thành một người làm Digital Marketing, chắc chắn bạn sẽ phải thành thạo những kỹ năng sau đây.
5.1 SEO
Đối với SEO trong marketing, ROI hay KPI mới chính là điểm dừng cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến. SEO giúp doanh nghiệp đưa những từ khóa liên quan đến hàng hóa và dịch vụ lên top.
Muốn đưa được những từ khóa đó len top, chắc chắn doanh nghiệp cần nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ..Sau khi phân tích xong, doanh nghiệp cần có Plan SEO để biết được nên SEO key nào, link nào để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi.
5.2 Content marketing
Đôi với content marketing, Maketer đề ra KPI chính là thời gian trên trang, tổng lưu lượng người dùng trên blog, người đăng ký kênh YouTube. Khi bạn tạo ra nội dung hay, dài và chất lượng…tất nhiên người dùng ở lại trên site bạn cũng nhiều hơn.
Khi người dùng ở trên site bạn nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ điều hướng họ đến với hành trình mua hàng đúng không. Vậy để có được kết quả đó, chắc chắn bạn sẽ cần đặt ra KPI là thời gian trên trang, tổng lưu lượng người dùng trên blog, người đăng ký kênh YouTube của người dùng.
5.3 Social marketing
Đối với social KPI đặt ra chính là lượt hiển thị bài viết trên mạng xã hội, tỷ lệ hiển thị, chia sẻ bài viết hoặc tương tác của người dùng đối với bài viết đó.
5.4 Thành thạo Công cụ marketing
Nếu bạn là một Maketer chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải thành thạo khá nhiều công cụ Digital marketing. Một số công cụ trong lĩnh vực Digital marketing bao gồm công cụ thiết kế ảnh, công cụ email maketing, công cụ tìm kiếm và khai thác content marketing……Nếu thành thạo những công cụ này, chắc chắn bạn sẽ đáp ứng những yếu tố khắc khe nhất cho công việc về Digital marketing.
6. Kết
Như vậy bài viết này chúng tôi đã đề cập đến định nghĩa của Digital marketing, cũng như những hình thức nó. Để làm được Digital marketing, doanh nghiệp cần phải có kỹ năng thực chiến, kinh phí, sự kiên trì và chờ đợi mới kết luận được kết quả.
Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp, hoặc công ty lớn muốn tạo dựng thương hiệu…hình thức Digital markting đa kênh thực sự rất phù hợp.
Đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ, chỉ cần chọn 1 trong những kênh của Digital marketing như Facebook ads, SEO hoặc PPC. Vì mục đích chính cuối cùng của doanh nghiệp đó là tối đa hóa doanh thu và tiết kiệm chi phí.
Theo bạn, bài viết này còn có những điểm nào cần khắc phục? Đừng ngừng ngại để lại ý kiến nhé. Rất mong nhận được bình luận của các bạn, cảm ơn https://blog.hubspot.com/marketing/what-is-digital-marketing đã cho chúng tôi tham khảo bài viết này nhé.